Năm Quý Dậu (1693) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa 14, ông đỗ khoa Thiên Hạ Vọng Sĩ ( Khoa thi vọng là khoa thi đặc biệt cho những người có danh vọng trong hàng sỹ phu để bổ dụng ).
Năm Đinh Sửu (1697) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa 18 Hồ Phi tích tiếp tục tham gia kỳ thi Hương và đậu giải nguyên, được cử làm huấn đạo phủ quốc Oai.
Năm Canh Thìn (1700) đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa 21 đậu đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ).
Sau khi đỗ đầu Hoàng Giáp, Hồ Phi Tích được vinh quy bái tổ về làng, đến 11/1700 ông trở về nhận chức Viện Hàn Lâm Viện Hiệu Lý.
Năm Nhâm Ngọ (1702) làm Đốc đồng ở các tỉnh Hải Dương rồi ở Quảng Yên, có công đánh dẹp đảng ngụy phá giặc biển nên được thưởng 200 quan tiền.
Năm Mậu Tý (1708) làm đốc thị ở Châu Bố chánh rồi Nghệ An…
Năm Kỷ Sửu (1709) thăng lại khoa Bộ Cấp Sự Trung bởi làm tốt việc an dân.
Năm Tân Mão 1711, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 7, ông dâng vua một bảng điều trần nói về đường lối trị dân gồm 8 chương với lý lẽ rành mạch, kế sách ích nước, lợi dân nên được nhà vua khen ngợi và thưởng cho rất nhiều bạc và gấm lụa.
Năm Nhâm Thìn (1712) ông được thăng chức Hộ Bộ Đô cấp sứ trung.
Năm Quý Tỵ (1713) được đặc phái đi phát chẩn ở các huyện Thiên Lộc, Thạch Hà, Kỳ Hoa và Châu Bố chánh. Cụ làm việc giản minh, rất được quan dân 4 huyện châu vui thích nến yêu nên làm sớ tâu lên vua là bậc liêm cần.
Giáp Ngọ thăng quan chính thanh hoa rồi thăng tiếp đại lý tự khanh và phụng sai làm giám đốc sứ Sơn Tây.
Năm Đinh Dậu (1717) Thăng ngự sử đài thiên đô ngự sử chức. Lại sung đê điệu trường hương thí thanh hóa.
Năm Canh Tý (1720) vua khảo 10 năm khóa tích, được liệt vào bậc thứ 2, được thăng lại bộ thị lang, tước hầu.
Năm Tân Sửu (1721) được cử làm chánh sứ, đi sứ Trung quốc, được cấp lộc điền 100 mẫu. Hoàn thành công việc tốt đẹp nên được thăng lại bộ tả nhị lang, tước quận công, nhập thị kinh diện, Bồ tụng.
Năm Giáp Thìn (1724) được cử làm giám khảo kỳ thi hội.
Năm Ất Tỵ (1725) được cử sang Trung quốc để điều tra khảo sát lại địa giới Tuyên Quang, giành được lại mỏ đồng Tụ Long.
Năm Đinh Mùi (1727) vâng lệnh triều đình đi tra xét việc kiện tụng ở các thừa tuyên, đắp đập, chống hạn, xứ xứ đều phấn khởi.
Năm Canh Tuất (1730) được cử làm Thượng thư Bộ Công sau thăng Thượng thư Bộ Hình. Cụ là 1 trong 4 Thượng thư học vấn uyên thâm hồi bấy giờ. Lúc cụ làm Bồi tụng được cử vào giảng sách cho Hoàng Tử. Cụ có soạn 2 tác phẩm gồm: Thượng quốc quan quang tự và Gia huấn tập (nay vẫn còn nguyên bản ).
Năm Quý Sửu ( 1733) niên hiệu Long Đức thứ 2 đời Lê Thuần Tông, cụ đã 69 tuổi, sức khỏe yếu, khẩn khoản xin về hưu, được thăng Binh bộ thượng thư và tặng lá cờ có đôi câu đối:
+ Chính sự tham gia lo việc nước
Sử kinh giảng dải dạy con vua
+ Giáp rập ba triều tay trọng lão
Vào ra một buổi bậc danh nho
Nhà vua ban cho thuế hai làng làm lương hưu. Cụ bỏ tiền đắp đường chính đi qua 2 làng (từ Hoàn Hậu đến Quỳnh Yên) Quỳnh quận Công Hồ Phi Tích còn đem huệ điền cúng Quỳnh Đôi 11 mẫu và Hoàn Hậu 10 mẫu để làm học điền và bồi trúc đường. Ông còn lập ra chợ Bèo tức chợ huyện ở Bào hậu.
Ông mất năm 1734, được vua truy tặng lại bộ thượng thư - thiếu bảo. Theo Quỳnh Đôi hương biên thì cụ là người đầu tiên kinh lý hói nồi.